
Người giúp việc chăm sóc trẻ dần chuyển sang nuôi người bệnh: Chuyện gì đang xảy ra?
22/12/2024
Khi người chăm trẻ không còn thiết tha với nghề!
Trong nhiều năm qua, người giúp việc chuyên chăm sóc trẻ nhỏ luôn là một trong những vị trí hàng đầu được săn đón bởi các gia đình thành thị. Tuy nhiên gần đây, nhiều đơn vị cung ứng bắt đầu nhận thấy một sự chuyển dịch rõ rệt: ngày càng ít người chọn nghề chăm trẻ, thay vào đó, họ chuyển hướng sang làm nghề chăm sóc người già, người bệnh – dù khối lượng công việc không phải nhẹ hơn.

Vậy chuyện gì đang thực sự xảy ra? Tại sao một nghề tưởng chừng "nhẹ nhàng, ấm áp" như chăm trẻ lại trở nên khó tuyển dụng đến thế? Hãy cùng Thành Tâm Care phân tích nguyên nhân và những bất cập của thị trường hiện tại và xu hướng tái định vị nghề giúp việc theo hướng bền vững hơn.
Điều gì khiến người giúp việc ‘rời bỏ’ trẻ nhỏ - Đây là 5 lý do ít người dám nói ra
Theo ghi nhận từ Thành Tâm Care, có nhiều lý do sâu xa hơn khiến người chăm sóc trẻ dần "dứt áo ra đi" để tìm đến công việc chăm sóc người bệnh:
1. Yêu cầu ngày càng khắt khe, gần như tước bỏ đời sống riêng tư
Nhiều gia chủ đưa ra yêu cầu tưởng chừng như hợp lý "không vướng bận gia đình" như một tiêu chí tuyển dụng hàng đầu. Điều này đồng nghĩa:
- Không có con nhỏ, không có cha mẹ già yếu
- Không sử dụng điện thoại trong giờ làm
- Không được đón tiếp bạn bè, người thân khi làm nội trú
- Làm việc liên tục trong tháng, chỉ nghỉ 1-2 ngày, có nơi không cho nghỉ Tết.
Thậm chí còn khắt khe hơn về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện sản, nhưng đi kèm mức lương chỉ ngang bằng với người chăm sóc bệnh nhân. Rất khó để một người phụ nữ chấp nhận đánh đổi tất cả các mối quan hệ xã hội và quyền riêng tư chỉ để duy trì công việc.

2. Không chỉ chăm trẻ mà là "đa di năng" toàn thời gian
Dù ban đầu thỏa thuận chỉ chăm sóc bé, nhưng nhiều người giúp việc cho biết họ thường được yêu cầu làm thêm việc nhà: nấu ăn, giặt đồ, lau dọn… cho những thành viên khác. Giai đoạn tháng ở cữ vú nuôi đẻ còn vất vả hơn khi chăm sóc đồng thời cho cả mẹ và bé. "Trong lúc bé ngủ thì tranh thủ làm việc khác" là câu nói quen thuộc của nhiều gia chủ.
Sự mâu thuẫn giữa cam kết và thực tế này khiến nhiều người cảm thấy mình bị lợi dụng, khi công việc chăm trẻ đòi hỏi kỹ năng cao, tính kiên nhẫn, nhưng lại bị xem là “việc đơn giản”.
3. Trẻ nhỏ không phải lúc nào cũng dễ thương 🥲
Một phần người lao động từ bỏ nghề chăm trẻ vì gặp phải các trường hợp:
- Trẻ quá hiếu động, không nghe lời, hỗn láo
- Bé có hành vi bạo lực như đánh, cào, cấu, hét vào mặt vú nuôi không phải chuyện hiếm.
Cha mẹ bất lực trong việc dạy con, nhưng lại kỳ vọng người giúp việc đủ khả năng "giáo dục thay".
4. Mỗi người một ý - Sự can thiệp từ người thân
Người chăm sóc trẻ không chỉ phải làm việc theo sự chỉ dẫn của cha mẹ đứa bé mà còn phải đối mặt với những ý kiến, can thiệp từ ông bà, cô dì, chú bác, bạn bè, hàng xóm… Mỗi người một quan điểm, một cách nuôi dạy khác nhau, và người giúp việc trở thành đề tài cho những lời chê bai, góp ý mang tính chủ quan và thiếu tính xây dựng.
Thêm vào đó, các khoản thưởng hầu như hiếm hoi. Trái lại, khi chăm sóc người già, đặc biệt khi ông bà có đông con cháu ghé thăm, người giúp việc thường được khen thưởng thêm bằng vật chất nếu chăm tốt.
5. Nguy cơ bị bạo hành tâm lý, thể chất
Dù không phổ biến, một số trường hợp người giúp việc bị:
- Gia chủ tấn công vô cớ, đặc biệt trong nhà có người sử dụng chất kích thích
- Quấy rối hoặc đe dọa thể chất, sinh lý, thậm chí là xâm hại tình dục.
Những tình huống bị quấy rối, nhưng lại bị buộc giữ kín như một “thỏa thuận ngầm”. Vì không đủ bằng chứng, nhưng vẫn là nguy cơ khiến người làm không còn cảm thấy an toàn.

Chăm sóc người bệnh: Lựa chọn "dễ thở" hơn?
- Mức lương tương đương, thậm chí cao hơn nếu chuyên môn tốt (chăm bệnh nặng, ăn ống, hút đờm...)
- Không bị chi phối bởi nhiều cá nhân trong gia đình, chủ yếu làm việc theo y lệnh bác sĩ
- Dễ nhận được sự ghi nhận, cho dù người bệnh khỏe lại hay người bệnh nặng không may ra đi.
- Không phải đảm nhận việc “dạy thay” hay “giáo dục nhân cách” như khi chăm trẻ.
Các trung tâm chuyên nghiệp như Thành Tâm Care còn cung cấp hợp đồng rõ ràng, và bảo vệ quyền lợi người lao động – điều giúp người giúp việc yên tâm gắn bó lâu dài hơn.
Thành Tâm Care đang làm gì để giải quyết tình trạng này?
Chúng tôi không phán xét, dù những quy chuẩn tuyển giúp việc đôi khi khắt khe gần như tiệm cận với một nhân viên y tế chuyên nghiệp, điều đó phản ánh một mong muốn rất chính đáng: sự an toàn, sức khỏe của con cái lên hàng đầu.
Tuy nhiên, việc đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn này là một thách thức. Người chăm sóc trẻ là một phần không thể thiếu để hệ sinh thái giúp việc chăm sóc được vận hành bền vững. Vì vậy, Thành Tâm Care đang:
- Tăng cường tuyển dụng và cân bằng nguồn lao động giữa hai mảng chăm trẻ và chăm bệnh.
- Thành lập trung tâm đào tạo chuyên biệt cho người giúp việc, bao gồm cả kỹ năng mềm, kiến thức sơ cấp về điều dưỡng, tâm lý trẻ em và chăm sóc chuyên sâu
- Khách hàng có quyền được lựa chọn và từ chối, người lao động cũng thế! đặc biệt là khi điều kiện làm việc vượt xa thực tế cho phép.

Thị trường giúp việc đang tái định hình
Sự chuyển dịch từ chăm trẻ sang chăm bệnh không phải là điều tiêu cực, mà là một tín hiệu cần được lắng nghe: Người chăm trẻ không bỏ nghề vì ghét trẻ. Họ chỉ đang tìm một chỗ làm mà ở đó, họ không đánh đổi bản thân quá nhiều.
Tại Thành Tâm Care, thay vì đối diện với những thách thức bằng việc lên án hay phủ nhận, chúng tôi lựa chọn đồng hành, lắng nghe và hành động, với niềm tin rằng sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau sẽ là cầu nối để những người "giúp" việc và những gia đình "cần" giúp có thể tìm thấy sự đồng điệu để hợp tác lâu dài.

Chỉ khi người chăm trẻ được tôn trọng và hỗ trợ đúng mực, thị trường mới có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp – văn minh – nhân văn. Và đó chính là sứ mệnh mà Thành Tâm Care cam kết theo đuổi, không ngừng nỗ lực để kết nối – cân bằng – và duy trì niềm tin giữa khách hàng và người giúp việc.
Liên hệ với chúng tôi
- Tư vấn (zalo): 0888848800
- Hotline 24/7: 0913197247
- Mail: thanhtamcare.vn@gmail.com
- Fanpage: https://facebook.com/thanhtam112010
- Website: https://thanhtamcare.vn